Tìm hiểu các thủ tục liên quan đến giấy phép kinh doanh

Ngày nay, việc xin giấy phép kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với hơn 10 năm về trước, tuy nhiên đây vẫn là thủ tục cần được cân nhắc và thực hiện một cách thận trọng.

Bên cạnh việc làm sao được cấp giấp phép kinh doanh theo quy định, việc thành lập một doanh nghiệp còn liên quan đến lựa chọn mô hình doanh nghiệp, qui mô đầu tư, mối quan hệ giữa các cổ đông, lĩnh vực ngành nghề… là những nội dung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài về sau.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cần lường trước những rủi ro và có những biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu để không tiếp tục trả học phí như nhiều nhà đầu tư đi trước đã phải trả.

Bài viết sau đây Bravolaw xin trình bày những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến giấy phép trong kinh doanh, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với Quí khách những trải nghiệm thực tế, những giải pháp chuyên môn chuyên nghiệp theo cách may đo đến mức tối ưu.

Bài viết mới:

Các loại giấy phép kinh doanh chính

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Giấy đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho hàng;
  • Giấy phép hoạt động đối với các lĩnh vực đặc thù.

Các hồ sơ liên quan cần được quản lý và kiểm soát

  • Hồ sơ của cá nhân các nhà đầu tư, thành viên góp vốn, bộ qui chế quản trị điều hành giữa các cổ đông;
  • Hồ sơ đăng ký thành lập;
  • Hồ sơ và thủ tục tuân thủ sau khi được cấp phép;
  • Hồ sơ tu chỉnh, cập nhật các thay đổi.

Các rủi ro thường gặp

Tên doanh nghiệp không thích hợp

Vi phạm các điều cấm của luật; Quá dài, khó phát âm, gây hiểu nhầm khi dịch sang tiếng Anh hoặc chuyển thành tên viết tắt; Cố gắng bao trùm hết các lĩnh vực ngành nghề dự tính kinh doanh…

Vốn điều lệ không thực tế

Kê khống vốn điều lệ ở mức cao; Kê vốn điều lệ thấp hơn qui mô kinh doanh; Không kê khai góp vốn bằng tài sản dù thực tế đang phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Điều lệ không rõ ràng và không được thực hiện đủ các thủ tục

Không qui định rõ các qui tắc quản lý điều hành nội bộ; Không được các thành viên ký từng trang, đóng dấu, lưu trữ đúng cách; Không lập và lưu trữ điều lệ tu chỉnh khi có các thay đổi.

Không lập dự án hoặc làm các thủ tục để được ưu đãi thuế

Không xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi; Không đăng ký và tối ưu các ưu đãi về thuế; Đăng ký ưu đãi nhưng không đủ và đúng cách thức.

Lựa chọn mô hình doanh nghiệp không thích hợp

Không phù hợp với qui mô và kế hoạch kinh doanh; Không lường trước các rủi ro về trách nhiệm, quản trị điều hành đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều thành viên, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và hoạt động điều hành.

Cơ cấu vốn không hợp lý

Ngoài tiền mặt, không kê khai, đăng ký vốn là các tài sản thực tế đang phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Không tập hợp và lưu trữ các hồ sơ pháp lý hợp lệ

Không lưu hồ sơ đăng ký thành lập; Không lưu hồ sơ thực hiện các thủ tục tuân thủ sau thành lập; Không lưu hồ sơ nội bộ khác, đặc biệt là bộ qui chế quản trị điều hành nội bộ giữa các cổ đông / chủ sở hữu.

Không cập nhật các quy định mới

Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiều qui định mới, đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải chủ động điều chỉnh lại giấy phép đầu tư, đăng ký mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để có thể áp dụng được các qui định mới về đăng ký kinh doanh…

Các thủ tục tuân thủ khác

  • Không đăng ký thông tin, đăng ký thuế, không treo biển hiệu tại địa điểm được cấp phép;
  • Không làm thủ tục in ấn và phát hành hóa đơn đúng quy định;
  • Không làm thủ tục thông báo góp vốn sau khi được cấp phép hoặc có sự thay đổi;
  • Không làm thủ tục sang tên các tài sản góp vốn, không lập hồ sơ góp vốn;
  • Không tổ chức lưu trữ hệ thống thông tin doanh nghiệp theo qui định;
  • Không xin giấy phép chi nhánh, văn phòng, kho bãi;
  • Không đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh mới;
  • Không cập nhật khi có các thông tin  thay đổi  liên quan đến giấy phép: Thành viên góp vốn, chức danh quản lý, thông tin cá nhân khác;
  • Kinh doanh ở địa điểm mới và không còn hoạt động tại trụ sở nhưng không thông báo hoặc làm thủ tục thay đổi địa chỉ;
  • Chuyển nhượng vốn nhưng không làm thủ tục khai và nộp thuế;
  • Không làm thủ tục thông báo tạm ngưng hợp lệ;
  • Không làm hồ sơ giải thể hợp lệ.

Tùy theo mỗi hình thức công ty khác nhau sẽ cần các quy trình và thủ tục tương ứng khác nhau.

Vai trò của đơn vị tư vấn trong việc quản lý giấy phép

Hiện nay, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về việc quản lý giấy phép và các thủ tục tuân thủ liên quan nhờ vào các công ty tư vấn uy tín trên thị trường. Các gói dịch vụ bao gồm tư vấn trực tiếp qua điện thoại, qua thư điện tử – email; cung cấp dịch vụ trọn gói theo cách “may đo” theo phạm vi và mức độ yêu cầu của từng khách hàng, theo từng công việc. Bao gồm dịch vụ soát xét và khắc phục rủi ro, hoàn thiện hệ thống hồ sơ, thực hiện các yêu cầu mới phát sinh, áp dụng các quy định mới theo hướng tối ưu lợi ích.

Với kinh nghiệm hơn 8 năm tư vấn doanh nghiệp và các công tác liên quan cho hơn 20.000 công ty, Bravolaw tự tin có đủ năng lực tư vấn và thực hiện mọi yêu cầu từ phía Quý khách hàng theo cách thực tế nhất. Bravolaw sẽ giúp Quý khách hàng tránh được những rủi ro tiềm ẩn để có thể đạt được kết quả cuối cùng một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

Quý khách hàng có thể xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.

Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.

Luật Khánh Phong Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách

 

BÌNH LUẬN