Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 Dịch vụ chứng nhận ISO cho cơ sở sản xuất thực phẩm

CÔNG BỐ THỰC PHẨM THƯỜNG
CÔNG BỐ THỰC PHẨM THƯỜNG

Hiện nay ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất được cập nhật và cấp chứng nhận áp dụng cho các doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh thực phẩm, đảm bảo các điều kiện về An toàn thực phẩm

TCVN ISO 22000:2018 thay thế TCVN ISO 22000:2007;

TCVN ISO 22000:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 22000:2018;

TCVN ISO 22000:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tư ván cấp giấy chứng nhậnisso 22000
chứng chỉ iso 22000

HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM – YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG CHUỖI THỰC PHẨM

Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQL ATTP) cho tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm:

  1. a) để hoạch định, áp dụng, thực hiện, duy trì và cập nhật HTQL ATTP nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn theo mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm;
  2. b) để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm theo luật định và chế định hiện hành;
  3. c) để ước lượng và đánh giá các yêu cầu về an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng và chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu đó;
  4. d) để truyền đạt có hiệu lực các vấn đề về an toàn thực phẩm với các bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm;
  5. e) để đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ chính sách về an toàn thực phẩm mà họ công bố;
  6. f) để chứng minh sự phù hợp này với các bên quan tâm có liên quan;
  7. g) để đề nghị tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQL ATTP hoặc thực hiện việc tự đánh giá hay tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này là yêu cầu chung và nhằm áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức. Trong đó bao gồm các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp: nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người thu hoạch các động vật và thực vật hoang dã, nông dân, nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm, dịch vụ làm sạch và vệ sinh, dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.

Tiêu chuẩn này cho phép mọi tổ chức, gồm các tổ chức nhỏ và/hoặc kém phát triển (ví dụ: trang trại nhỏ, cơ sở đóng gói-phân phối nhỏ, người bán lẻ hoặc đại lý dịch vụ thực phẩm quy mô nhỏ) áp dụng các biện pháp kiểm soát từ bên ngoài trong HTQL ATTP của họ.

Có thể sử dụng các nguồn lực nội bộ và/hoặc bên ngoài để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Nguyên tắc khi áp dụng hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000:2018

An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy về an toàn thực phẩm tại thời điểm tiêu thụ (lượng ăn vào của người tiêu dùng). Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở mọi giai đoạn trong chuỗi thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát đầy đủ trong suốt chuỗi thực phẩm là cần thiết. An toàn thực phẩm được đảm bảo thông qua nỗ lực kết hợp của tất cả các bên trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với HTQL ATTP kết hợp các yếu tố cơ bản đã được công nhận như sau:

– trao đổi thông tin lẫn nhau;

– quản lý hệ thống;

– các chương trình tiên quyết;

– các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

Ngoài ra, tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc thông dụng đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO. Các nguyên tắc quản lý là:

– hướng vào khách hàng;

– sự lãnh đạo;

– sự tham gia của mọi người;

– tiếp cận theo quá trình;

– cải tiến;

– quyết định dựa trên bằng chứng;

– quản lý mối quan hệ.

Với nhiều năm tư vấn và thực hiện chứng nhận cho khách hàng làm ISO 22000 Luật Khánh Phong sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn và chứng nhận để khách hàng đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 với chi phí và thời gian tốt nhất.

Theo quy định hiện tại được áp dụng theo Nghị định 15/2018 về An toàn thực phẩm các cơ sở đạt chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP và tương đương sẽ không phải thực hiện làm cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vẫn có thể dùng ISO 22000 để thực hiện thủ tục công bố lưu hành sản phẩm

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về các thủ tục liên quan đến tư vấn và chứng nhận hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 về An toàn thực phẩm vui lòng liên hệ:

Luật Khánh Phong

Hotline: 19006296

BÌNH LUẬN