Giải thể chi nhánh công ty chưa bao giờ là công việc đơn giản với những người chưa từng thực hiện thủ tục này. Vì thủ tục giải thể chi nhánh công ty là công việc liên quan đến các nghiệp vụ về thuế, về pháp lý cũng như các thủ tục hành chính phức tạp cần thực hiện qua nhiều bước mới hoàn thành được. Các công việc liên quan đến thuế là việc báo cáo các tờ khai thuế đã đúng và đầy đủ hay chưa? Việc đóng thuế đã thực hiện đầy đủ hay chưa?… Thủ tục trả con dấu cho cơ quan cấp dấu và thủ tục trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh ra sao?
Bài viết mới:
- Thủ tục Hồ sơ Giải thể công ty, doanh nghiệp
- Những quy định đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Một số lưu ý cần thiết khi thành lập doanh nghiệp
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Sau khi thành lập chi nhánh công ty, và bạn cảm thấy việc duy trì hoạt động chi nhánh công ty là không cần thiết thì nên tiến hành thủ tục giải thể chi nhánh càng sớm càng tốt để tránh những vướng mắc phát sinh về thuế và pháp lý sau này. Thủ tục giải thể chi nhánh công ty được thực hiện thông qua những việc làm và những bước sau:
Các công việc cần thực hiện để giải thể chi nhánh công ty:
- Đóng cửa mã số thuế của chi nhánh tại chi cục thuế cấp huyện, quận.
- Trả dấu tròn (nếu có) + trả đăng ký mẫu dấu của chi nhánh cho cơ quan công an hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Các bước giải thể chi nhánh công ty:
Bước 1: Thủ tục tiến hành đóng mã số thuế chi nhánh:
Hồ sơ đóng mã số thuế chi nhánh:
– Thông báo, Biên bản họp, quyết định của hội đồng thành viên về việc giải thể chi nhánh công ty.
– Nơi nộp hồ sơ: Chi cục thuế cấp quận, huyện.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: Sau 5 – 10 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ kiểm tra sổ sách kế toán, tình hình báo cáo nộp tờ khai, đóng thuế của chi nhánh doanh nghiệp để tiến hành thủ tục khóa mã số thuế chi nhánh.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chi nhánh bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chi nhánh.
– Công ty có chi nhánh bị giải thể phải chịu tránh nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán những khoản nợ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Thủ tục hồ sơ trả con dấu chi nhánh:
– Công văn trả con dấu của chi nhánh cần giải thể.
– Biên bản họp (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) về việc trả con dấu chi nhánh công ty.
– Quyết định về việc trả con dấu chi nhánh.
Bước 3: Thủ tục trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh:
– Thông báo về việc giải thể chi nhánh công ty.
– Biên bản họp (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) về việc giải thể công ty.
– Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh công ty.
– Biên bản thanh lý tài sản của chi nhánh công ty.
– Danh sách chủ nợ và người lao động.
– Công ty tiến hành việc đăng bố cáo giải thể chi nhánh trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Thời gian giải thể chi nhánh công ty:
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các hồ sơ về việc giải thể chi nhánh công ty, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ giải thể chi nhánh công ty. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ ra thông báo giải thể chi nhánh công ty và xóa dữ liệu của chi nhánh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Việc giải thể chi nhánh công ty cần phải thực hiên những thủ tục tương đối rắc rối, vì thế nếu bạn có nhiều thắc mắc hoặc thấy khó khăn hãy liên hệ với Luật Khánh Phong để có thể giải quyết nhanh nhất kể cả việc thay đổi giấy phép kinh doanh và các thủ tục khác liên quan tới việc thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh.