Mã ngành xuất nhập khẩu được rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu. Trong kinh doanh, ngành nghề xuất nhập khẩu là một trong các lĩnh vực hàng đầu về kinh doanh đang được sự ưu tiên và quan tâm của nhà nước. Để hoạt động kinh doanh về xuất nhập khẩu thì công ty cần đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu vào trong nội dung của đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu như thế nào? Mã ngành nghề xuất nhập khẩu cụ thể ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.
Bài viết mới:
- Kinh nghiệm thành lập công ty chuyển phát nhanh thành công
- Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty
- Dịch vụ Xin giấy công nhận lưu hành phân bón hữu cơ
Mã ngành xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần bổ sung
Mã ngành nghề xuất nhập khẩu trong kinh doanh được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, mã ngành nghề xuất nhập khẩu cần đăng ký kinh doanh là:
– Mã ngành 8299 gồm:
+ Xuất, nhập khẩu những mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh.
+ Ủy thác và nhận sự ủy thác của việc Xuất, nhập khẩu về hàng hóa.
– Mã ngành 5229 gồm:
+ Hoạt động từ những đại lý bán vé máy bay.
+ Hoạt động từ đại lý làm những thủ tục về hải quan.
Quy định đối với ngành nghề xuất nhập khẩu
Trước khi tìm hiểu về thủ tục bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu thì trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua một số quy định liên quan đối với công ty kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu nhé!
1. Đối với công ty có vốn nước ngoài
– Dựa vào nghị định số 09/2018/NĐ-CP đã quy định thì công ty có vốn nước ngoài bắt buộc phải thực hiện đăng ký về ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu vào trước khi hoạt động kinh doanh.
+ Nội dung việc tiến hành quyền Xuất, nhập khẩu cần phải dựa vào lộ trình được ghi nhận ở trong biểu cam kết mà có thành viên là Việt Nam.
+ Công ty cần phải ghi rõ nội dung quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu và mã HS của hàng hóa dự kiến để Xuất, nhập khẩu ở trong giấy phép kinh doanh.
– Dựa vào nghị định số 187/2013/NĐ-CP ở điều số 03 tại khoản 02 đã quy định, khi những chi nhánh, công ty, thương nhân khi thực hiện hoạt động về thương mại thuộc trong phạm vi điều chỉnh ở Nghị định này thì ngoài việc tiến hành những quy định ở Nghị định này còn cần phải tiến hành dựa vào những quy định có liên quan khác theo pháp luật, những cam kết ở trong những điều ước quốc tế của Việt Nam mà nước CHXHCN Việt Nam làm thành viên và nội dung lộ trình được công bố từ Bộ Công Thương.
2. Đối với vốn công ty Việt Nam
– Dựa vào nghị định số 187/2013/NĐ-CP ở điều số 03 tại khoản 01 đã quy định, ngoại trừ hàng hóa thuộc vào Danh mục những hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu, cấm xuất khẩu, Danh mục những hàng hóa bị tạm ngừng nhập khẩu, cấm nhập khẩu được quy định ở Nghị định này và những văn bản khác của pháp luật thì thương nhân sẽ được phép Xuất, nhập khẩu những hàng hóa mà không có phụ thuộc vào những ngành nghề ĐK kinh doanh.
– Chi nhánh của thương nhân được phép Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo sự ủy quyền từ thương nhân.
– Dựa vào luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 ở điều số 07 tại khoản 05 thì việc kinh doanh Xuất, nhập khẩu là quyền của công ty.
– Như vậy công ty Việt Nam sẽ được phép thực hiện Xuất, nhập khẩu toàn bộ những loại hàng hóa mà không thuộc vào Danh mục những hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu, cấm xuất khẩu, Danh mục những hàng hóa bị tạm ngừng nhập khẩu, cấm nhập khẩu mà không có phụ thuộc vào những ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký trong Giấy CN đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự bổ sung mã ngành nghề xuất nhập khẩu
Để bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần làm thủ tục bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư
Thành phần hồ sơ bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu bao gồm:
– Biên bản cuộc họp của đại HĐ cổ đông hay biên bản cuộc họp của HĐ thành viên.
– Thông báo việc thay đổi nội dung về đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao công chứng của Giấy tờ chứng thực về cá nhân đối với người đi nộp hồ sơ.
– Giấy tờ uỷ quyền đến người đi nộp hồ sơ, nội dung hợp đồng về dịch vụ đối với các tổ chức mà được sự uỷ quyền thực hiện nộp hồ sơ (Trong trường hợp khi người được đại diện pháp luật mà trực tiếp đi nộp hồ sơ, sẽ không cần sự uỷ quyền).
– Quyết định của đại HĐ cổ đông hay Quyết định của HĐ thành viên hay Quyết định đối với chủ sở hữu của công ty TNHH MTV.
Chú ý: Công ty có thể thực hiện đăng ký Xuất, nhập khẩu chỉ trong 01 hay một số mặt hàng mà thay vì thực hiện xuất, nhập khẩu những mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ, sau đó chờ nhận kết quả
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
– Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.
– Vì từ ngày 1-7-2015, Giấy CN đăng ký doanh nghiệp khi được cấp thì sẽ không có thể hiện những nội dung của ngành nghề, nên khi thực hiện thay đổi các ngành nghề, thì công ty chỉ được nhận về kết quả sẽ là Giấy tờ xác nhận của việc thay đổi trong nội dung về đăng ký doanh nghiệp và sẽ không được cấp mới về giấy CN đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện công bố nội dung thông tin về đăng ký doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
Quy định về thông báo bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu
– Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mới theo đúng quy định.
– Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.
– Cụ thể về vấn đề này Điều 49 của nghị định 78/NĐ-CP/2015 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, quy định cụ thể như sau:
Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:
+ a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
+ b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
+ c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
>>> Lưu ý:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu tại Luật Khánh Phong
Luật Khánh Phong quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung mã ngành nghề xuất nhập khẩu nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Luật Khánh Phong còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Luật Khánh Phong sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến Luật Khánh Phong, bạn sẽ được:
- Tư vấn tận tình về mã ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nhân viên công ty Luật Khánh Phong thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu sau khi thay đổi, bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu cho khách hàng. Và những thủ tục cần lưu ý sau đó cho khách hàng.
Luật Khánh Phong chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề bạn hãy liên hệ ngay đến Luật Khánh Phong để được hỗ trợ.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc bổ sung mã ngành xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ dịch vụ bổ sung mã ngành nghề xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ Luật Khánh Phong để nhận tư vấn chi tiết hơn.