Thay đổi đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên

Do đặc điểm riêng của công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nên việc thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến đăng ký kinh doanh đều nhanh nhóng, dễ dàng. Tuy nhiên, pháp luật thường xuyên thay đổi yêu cầu chủ doanh nghiệp cần cập nhật để thực hiện cho đúng quy định.

Để đáp ứng yêu cầu trên, Luật Khánh Phong gửi tới Qúy khách hàng những lưu ý quan trọng khi thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:

Bài viết mới:

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Những vấn đề thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty TNHH một thành viên như sau:

  • Thay đổi chủ sở hữu công ty
  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật
  • Thay đổi tên, địa chỉ công ty
  • Thay đổi vốn điều lệ
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Cụ thể với mỗi nội dung thay đổi Luật Khánh Phong sẽ nêu cụ thể tài liệu, trình tự thực hiện

  1. Thay đổi chủ sở hữu công ty

Việc thay đổi chủ sở hữu công ty thực hiện do chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu trong công ty. Liên quan đến thủ tục này ngoài việc thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì chủ sở hữu cũ phải thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn góp tại cơ quan thuế.

Thay đổi đăng ký kinh doanh hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh (Theo mẫu)
  • Quyết định chủ sở hữu
  • 01 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu mới
  • Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục

Kê khai thuế thu nhập cá nhân được quy định:

Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí hợp lý liên quan

Trong đó:

  • Giá chuyển nhượng là số tiền cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
  • Giá mua là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
  • Chi phí hợp lý liên quan là các chi phí pháp lý phục vụ việc chuyển nhượng, khoản phí, lệ phí nộp ngân sách, các khoản phí khác có liên quan trực tiếp. Các khoản này phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

Thuế suất: 20%

Thời hạn: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực

  1. Thay đổi vốn điều lệ công ty

ü Tăng vốn điều lệ

Công ty có quyền tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  • Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn;
  • Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp của người khác;

Lưu ý:

  • Chủ sở hữu phải hoàn thành việc góp vốn mới thực hiện thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Nếu công ty muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn thì bắt buộc công ty chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định chủ sở hữu;
  • Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục

Giảm vốn điều lệ

Công ty được giảm vốn điều lệ nếu đáp ứng một trong 02 điều kiện sau đây:

  • Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;
  • Chủ sở hữu không góp đúng và đủ loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định chủ sở hữu;
  • Cam kết của chủ sở hữu về việc giảm vốn
  • Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
  1. Những thay đổi khác như tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thay đổi tên công ty thì doanh nghiệp ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, thay đổi thông tin trên hóa đơn , thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Thủ tục thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp

Khi thay đổi trụ sở chính cùng quận thì doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp thay đổi trụ sở khác quận doanh nghiệp cần thực hiện theo 02 bước:

Bước 1: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế cũ

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp không được đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật mà phải tách thành 02 hồ sơ chuyển đổi trước sau đó thay đổi người đại diện hoặc ngược lại.

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là nội dung không thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên khi thay đổi sẽ không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy xác nhận thay đổi.

Lưu ý:  Hiện nay, khi doanh nghiệp thay đổi bất kỳ nội dung đăng ký kinh doanh nào cũng cần rà soát và cập nhật lại những mã ngành đã thay đổi theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ví dụ:

Mã ngành cũ Mã ngành mới
Xây dựng nhà các loại – 4100 Xây dựng nhà để ở – 4101Xây dựng nhà không để ở – 4102
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí- 4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí – 4322

Ngoài ra, có một số thông tin bắt buộc doanh nghiệp cập nhật nếu chưa đăng ký như số điện thoại, thông tin người phụ trách kế toán, số tài khoản công ty.

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH Một thành viên, Quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty Luật Khánh Phong để được tư vấn chi tiết nhất.

BÌNH LUẬN