Luật Khánh Phong

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Cổ phần có thể nói là một đặc trưng của công ty cổ phần và người có quyền sở hữu cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty. Theo quy định, công ty cổ phần có khá nhiều hình thức cổ đông khác nhau và cổ đông phổ thông là một trong những hình thức đó. Vậy quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần là gì?

Bài viết mới:

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

I. Quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

Tham dự và phát biểu trong các Đại HĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp/ thông qua đại diện theo ủy quyền/ theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

Nhận cổ tức với mức theo Quyết định của Đại HĐCĐ;

Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của Luật DN 2014;

Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại HĐCĐ và các Nghị quyết của Đại HĐCĐ;

Khi công ty giải thể/ phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

Các quyền khác theo quy định của Luật DN 2014 và Điều lệ công ty.

Trường hợp đặc biệt

Khi cổ đông/ nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng/ một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp:

Khi HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý/ ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá 06 tháng mà HĐQT mới chưa được bầu thay thế;

Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Yêu cầu triệu tập họp Đại HĐCĐ phải được lập bằng Văn bản.

Nội dung của Văn bản:

Đối với cổ đông là cá nhân: Họ, tên, địa chỉ thường trú, số TCC Công dân, CMND, Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

Đối với cổ đông là tổ chức: Tên, mã số doanh nghiệp/ số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính;

Số lượng CP và thời điểm ĐK CP của từng cổ đông, tổng số CP của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số CP của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại HĐCĐ.

Kèm theo Văn bản yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của HĐQT, mức độ vi phạm/ về Quyết định vượt quá thẩm quyền.

2. Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác):

Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại HĐCĐ;

Căn cứ số lượng thành viên HĐQT và BKS, cổ đông/ nhóm cổ đông được quyền đề cử một/ một số người theo Quyết định của Đại HĐCĐ làm Ứng cử viên HĐQT và BKS.

Trường hợp số Ứng cử viên được cổ đông/ nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số Ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo Quyết định của Đại HĐCĐ thì số Ứng cử viên còn lại do HĐQT, BKS và các cổ đông khác đề cử.

3. Xem xét và trích lục sổ biên bản và các Nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS;

4. Yêu cầu bằng Văn bản về việc BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.

Nội dung của Văn bản:

Đối với cổ đông là cá nhân: Họ, tên, địa chỉ thường trú, Quốc tịch, số TCC Công dân, CMND, Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp khác;

Đối với cổ đông là tổ chức: Tên, địa chỉ thường trú, Quốc tịch, số Quyết định thành lập/ số đăng ký doanh nghiệp;

Số lượng CP và thời điểm ĐK CP của từng cổ đông, tổng số CP của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số CP của công ty;

Vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra.

II. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty/ người khác mua lại cổ phần.

Trường hợp có cổ đông rút một phần / toàn bộ vốn CP đã góp trái với quy định thì trong phạm vi giá trị CP đã bị rút và các thiệt hại xảy ra: Cổ đông rút vốn và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

2. Cổ đông phải tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

3. Chấp hành Nghị quyết của Đại HĐCĐ, HĐQT.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN 2014 và Điều lệ công ty.

Quý khách hàng có thể xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.

Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.

Luật Khánh Phong Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách

Exit mobile version