Luật Khánh Phong

Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

Thành lập công ty/doanh nghiệp – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng. Những điều cần biết trước khi thành lập công ty mà Luật Khánh Phong trình bày dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.

Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

Bài viết mới:

 

A. CÁC YẾU TỐ CẦN XÁC ĐỊNH TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Điều kiện về chủ thể

2. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là vấn đề quan trọng bạn cần phải xác định, số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.

Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn hợp tác để cùng thành lập công ty.

3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được đăng ký phổ biến là:

Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại được nên khi thành lập bạn cũng không cần quá đặt nặng vấn đề loại hình nào. Sau khi hoạt động ổn định mình hoàn toàn có thể chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu cần.

4. Đặt tên công ty

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố:

“Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

Xu hướng các doanh nghiệp mới thành lập thường đặt tên liên quan đến những ngành nghề dự định kinh doanh hiện tại và cả các ngành có thể phát triển trong quá trình kinh doanh sau này. Hoặc bạn cũng có thể đặt tên doanh nghiệp ghép kèm các từ tiếng Anh.

Ví dụ:

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ngày càng nhiều. Do đó, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn một vài tên dự kiến sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để khi đăng ký tỷ lệ thành công cao nhất.

5. Địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ công ty nên rõ ràng

Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp

“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

6. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

7. Vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.

Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo hợp tác.

Vậy nên đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu?

Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.

B. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Giấy tờ tùy thân

CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực (bản sao có chứng thực) của chủ đầu tư, các thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.

2. Hồ sơ đăng ký

C. THỦ TỤC – QUY TRÌNH – THỜI GIAN THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Thủ tục, quy trình thành lập công ty

2. Thành lập công ty mất bao lâu? (Từ 3 – 25 ngày làm việc)

D. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

TT Vốn đăng ký (đồng) Mức thu lệ phí môn bài cả năm (đồng/năm)
1 Trên 10 tỷ 3.000.000
2 Từ 10 tỷ trở xuống 2.000.000
3 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh… 1.000.000

Hy vọng những điều cần biết khi thành lập công ty trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn liên quan đến các thủ tục pháp lý khi muốn thành lập doanh nghiệp. Nếu không có thời gian hoặc cảm thấy thủ tục thành lập doanh nghiệp quá khó khăn và rắc rối.

Đừng ngần ngại liên hệ với Luật Khánh Phòng qua Hotline: 1900.6296 để được cung cấp và tư vấn tất cả thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp trọn gói.

Exit mobile version