Luật Khánh Phong

Những điều cần biết khi thay đổi giấy phép

Sau khi thay đổi những nội dung trên giấy phép, theo quy định thì quý doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục với cơ quan thuế, ngân hàng, đối tác, khách hàng…

Công việc chính sau khi đổi giấy phép là bên Kế toán, thuế thực hiện nên Quý doanh nghiệp lưu ý: Thông báo cho kế toán công ty để hoàn tất các thủ tục cần thiết bên thuế. Bên cạnh đó, các công việc cơ bản mà một doanh nghiệp cần thực hiện sau khi đổi giấy phép như sau:

Những điều cần biết khi thay đổi giấy phép

1. Sau khi đổi tên công ty

2. Sau khi chuyển địa chỉ công ty

3. Sau khi tăng, giảm vốn điều lệ: Nộp lại tờ khai thuế môn bài;

4. Sau khi thay đổi thành viên/ cổ đông góp vốn/ chủ sở hữu: Nộp tờ khai thuế TNCN;

5. Sau khi Thay đổi người đại diện theo pháp luật: Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng của công ty;

6. Tạm ngưng hoạt động kinh doanh:

Tùy từng loại hình, đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà các công việc cần thực hiện sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh khác nhau. Quy định của Luật, thuế, các luật chuyên ngành… cũng thường xuyên thay đổi nên Quý doanh nghiệp nên lưu ý chia sẻ thông tin Thay đổi giấy phép cho Bộ phận pháp chế, bộ phận kế toán…

Nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm có 04 nội dung:

Cụ thể, đó là những thông tin:

Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.

Do đó, nếu chỉ có sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ phải thông bảo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty thương mại và phân phối không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm thương mại của mình.

Trước đây có một số ngành nghề không rõ ràng giữa thành lập doanh nghiệp và kinh doanh có điều kiện ví dụ như lĩnh vực y tế, bắt buộc cá nhân thành lập doanh nghiệp thì giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề. Nhưng theo Luật Doanh nghiệp 2014, cá nhân được thành lập doanh nghiệp theo luật định, còn điều kiện về ngành nghề kinh doanh, cá nhân phải tuân thủ mới được hoạt động.

Quý khách hàng có thể xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.

Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.

Luật Khánh Phong Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách

Exit mobile version