Mọi thực phẩm trước khi đưa ra thị trường đều phải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Một trong những bước quan trọng và bắt buộc là tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm.
Vậy kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm dựa trên các chỉ tiêu có sẵn. Nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành. Hiện nay có 2 hình thức kiểm nghiệm thực phẩm là kiểm nghiệm trước công bố và kiểm nghiệm định kỳ 6 tháng/lần đối với các sản phẩm đã công bố.
Nội dung bài viết hôm nay Luật Khánh Phong sẽ làm rõ các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm trước công bố. Bởi đây là thủ tục phức tạp và tiên quyết để lưu hành được sản phẩm trên thị trường.
Bài viết mới:
- Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng
- Thủ tục bổ sung mã ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu
- Kinh nghiệm thành lập công ty chuyển phát nhanh thành công
Căn cứ pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- Thông tư 25/2018/ TT-BYT
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Các trường hợp cần tiến hành kiểm nghiệm
Khi thực hiện kiểm nghiệm, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để tuân thủ. Một số sản phẩm tiêu biểu cần kiểm nghiệm:
- Nước ăn uống, nước sinh hoạt.
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đồ uống có cồn/ không cồn.
- Nước đá dùng liền.
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Nguyên liệu thực phẩm (lod, magnesi, calci,…).
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
- Phụ gia thực phẩm: Nhóm chất tạo bọt, chất nhũ hóa, chất làm dày, chất làm bóng, enzym,…
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (kim loại, cao su, nhựa tổng hợp, thủy tinh, gốm, sứ,…).
Các chỉ tiêu cơ bản khi kiểm nghiệm (tùy vào từng loại sản phẩm sẽ cần các chỉ tiêu nhất định):
- Kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm.
- Kiểm nghiệm độc tố vi nấm.
- Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
- Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
- Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm,…
Quy trình kiểm nghiệm
Để tiến hành kiểm nghiệm bạn có thể tự mang mẫu thực phẩm đến các cơ sở được nhà nước cho phép hoặc tìm đến công ty dịch vụ như Luật Khánh Phong để ủy quyền thực hiện. Các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn. Đối với thực phẩm nhập khẩu bạn cần lưu ý làm thêm bước dịch nhãn sản phẩm sang tiếng Việt.
- Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm đem đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm.
- Bước 3: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận kiểm nghiệm.
Nếu bạn sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm tại Luật Khánh Phong, bạn chỉ cần gửi thông tin về doanh nghiệp và tên, mẫu sản phẩm cần kiểm nghiệm. Các khâu còn lại chuyên viên của chúng tôi sẽ hoàn tất và trao gửi tận tay Giấy chứng nhận kiểm nghiệm trong thời gian nhanh nhất.
Thời gian tiến hành kiểm nghiệm
Tùy theo từng chỉ tiêu kiểm nghiệm mà thời gian kiểm nghiệm sẽ nhanh hay chậm, nhưng chỉ dao động từ 01 – 07 ngày.
Quy định về lấy mẫu kiểm nghiệm
Lấy mẫu và bảo quản mẫu là bước trọng yếu trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm. Vì vậy yêu cầu người thực hiện phải đảm bảo đúng quy trình để kết quả phân tích có độ chính xác cao.
Yêu cầu về mẫu kiểm nghiệm
Mẫu thực phẩm đủ điều kiện đem đi kiểm nghiệm phải có tên sản phẩm, nhãn mác tiếng Việt (nếu là sản phẩm nhập khẩu), tên các chất có trong thực phẩm tương ứng với các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm. Ngoài ra có thể bổ sung thêm Specification, COA hoặc bản công bố của sản phẩm (nếu có).
Về số lượng/ khối lượng mẫu kiểm nghiệm: 100g (ml) – 500g (ml)/1 phần mẫu thực phẩm; 3-5 lít/1 phần mẫu nước sinh hoạt, nước uống đóng chai.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm đối với người lấy mẫu
Không phải ai cũng được phép lấy mẫu đem đi kiểm nghiệm. Bởi để là người lấy mẫu phải đáp ứng được các điều kiện về trình độ, đơn vị công tác. Cụ thể:
- Đơn vị công tác: Phải là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Trình độ: Đã có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm trước khi tiến hành lấy mẫu thực tế.
- Là người trực tiếp nhận mẫu tại cơ sở đem đi kiểm nghiệm.
- Trong khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu, bàn giao mẫu và có tem niêm phong theo quy định..
Các bước lấy mẫu kiểm nghiệm
Khi lấy mẫu kiểm nghiệm người thực hiện phải đảm bảo đúng và đủ các bước dưới đây. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến lượng mẫu tối đa/ tối thiểu cần lấy và bảo quản mẫu an toàn để không làm ảnh hưởng đến chỉ số khi kiểm nghiệm.
Bước 1: Người thực hiện đến cơ sở thực phẩm để lấy mẫu, quy trình lấy phải được giám sát và ghi chép đầy đủ, chi tiết tình trạng thực tế của mẫu.
Bước 2: Lấy lượng mẫu vừa đủ theo quy định với từng sản phẩm.
Bước 3: Niêm phong mẫu đã lấy, lập biên bản nhận mẫu. Bảo quản mẫu phù hợp với các yêu cầu mà nhà sản xuất công bố.
Bước 4: Bàn giao mẫu ngay sau đó cho đơn vị kiểm nghiệm (có biên bản bàn giao rõ ràng).
Trên đây là một số quy định về kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang chuẩn bị tung ra thị trường dòng sản phẩm thực phẩm mới, hãy đảm bảo đã hoàn tất các thủ tục pháp lý bắt buộc như kiểm nghiệm thực phẩm, xin giấy phép an toàn thực phẩm, công bố chất lượng thực phẩm,…
Luật Khánh Phong là một trong những đơn vị dịch vụ cung cấp trọn gói thủ tục kiểm nghiệm thực phẩm, công bố thực phẩm và xin giấy phép,… Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc liên quan hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số … để nhanh chóng nhận được hỗ trợ nhanh chóng nhé!