Một số lưu ý cần thiết khi thành lập doanh nghiệp

Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Tư vấn một số lưu ý cần thiết khi thành lập doanh nghiệp

Bạn đang nung nấu một kế hoạch kinh doanh, đang muốn hiện thực hóa những ý tưởng của đã lên dự định từ bấy lâu nay song thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý có thể là rào cản gây khó khăn trong quá trình thành lập công ty, doanh nghiệp của mình. “Đầu xuôi đuôi lọt” là câu nói cần nhắc đến trong trường hợp này, doanh nghiệp không những  phải giải quyết những thủ tục giấy tờ liên quan mà còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường. Để hạn chế tối đa những sai sót về mặt giấy tờ pháp lý cũng như vấn đề thuế sau này doanh nghiệp nên hiểu rõ, nắm vững quy trình hoạt động của một công ty để hoạt động kinh doanh được vận hành một cách suôn sẻ.

Vướng mắc khi thành lập công ty
Vướng mắc khi thành lập công ty – Luật Khánh Phong

Bài viết dưới đây nêu một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mong rằng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Đặt tên doanh nghiệp, đăng ký trụ sở doanh nghiệp, kê khai ngành nghề kinh doanh hay lựa chọn vốn điều lệ phù hợp là những vấn đề doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty.

  1. Lưu ý về tên đăng ký doanh nghiệp

Tên công ty là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp. Để nghĩ ra một cái tên vừa ý nghĩa, vừa ngắn gọn, dễ nhớ mà lại toát lên khí chất của doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Rất nhiều chủ doanh nghiệp phải trăn trở, mất nhiều thời gian mới có thể tìm được cái tên ưng ý. Ngoài ra chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số quy định của pháp luật liên quan để tránh gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Theo quy định thì tên của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không được trùng hay gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, trừ trường hợp những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

  • Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký cụ thể:
  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”.
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
  1. Lựa chọn trụ sở chính của doanh nghiệp

Xác định trụ sở chính công ty cũng là một vấn đề quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới việc phát hành hóa đơn, cơ quan thuế cũng như một số yêu cầu nhất định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam do đó cần có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trong trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.

Người thành lập nên lựa chọn trụ sở ổn định lâu dài bởi thông tin địa chỉ trụ sở công ty được ghi nhận trên hóa đơn, địa chỉ công ty thay đổi sẽ ảnh hưởng tới quá trình thu hồi công nợ và triển khai kinh doanh. Địa chỉ trụ sở cũng cần phải rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan. Cơ quan nhà nước liên hệ với doanh nghiệp bằng đường công văn luôn gửi trực tiếp về địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng để không bị thất lạc công văn gây ảnh hưởng đến việc liên lạc với cơ quan nhà nước.

Đối với tòa nhà chung cư hỗn hợp văn phòng mà có phân định khu vực để sử dụng cho mục đích kinh doanh, thương mại riêng và khu vực để ở riêng, nếu doanh nghiệp sử dụng phần diện tích có mục đích kinh doanh, thương mại để đặt trụ sở chính vẫn chấp nhận. Ngoài ra, lựa chọn địa chỉ trụ sở chính cũng quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp do đó cần cân nhắc kỹ để hoạt động doanh nghiệp tiến hành suôn sẻ.

  1. Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con thì doanh nghiệp sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải làm thủ tục xin Giấy phép kinh doanh và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất rượu cần phải có Giấy phép sản xuất rượu (công nghiệp hay thủ công) do Sở công thương cấp. Hay đối với cơ sở có đăng ký hoạt động kinh doanh Karaoke thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do Công an địa phương cấp.

  1. Vốn điều lệ của công ty

Chủ doanh nghiệp cần phân biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty theo luật doanh nghiệp. Một số ngành nghề pháp luật yêu cầu cần có vốn pháp định như: kinh doanh bất động sản, ngân hàng, dịch vụ đòi nợ, dịch vụ bảo vệ,….

Vốn điều lệ không nhất thiết phải là vốn góp bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ, mà còn có thể là bằng tài sản, công nghệ, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật… do thành viên góp để tạo thành vốn và được ghi trong Điều lệ công ty.Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu việc đăng ký vốn điều lệ quá thấp lại không thể hiện được quy mô sản xuất kinh doanh làm giảm tiềm lực của công ty trước đối tác. Nhưng ngược lại, việc đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế. Vì vậy trước khi quyết định thành lập chủ doanh nghiệp nên suy tính, định hướng sự phát triển của công ty để đưa ra mức vốn điều lệ phù hợp nhất.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về Thành lập công ty, doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn luật
Tổng đài tư vấn luật

Luật Khánh Phong

Hotline: 19006296

BÌNH LUẬN