Hiện nay, các thủ tục thành lập doanh nghiệp được đơn giản hóa, giúp các nhà đầu tư dễ dàng gia nhập thị trường. Trong quá trình tìm hiểu thủ tục thành lập Doanh nghiệp, đa số khách hàng sẽ có những trở ngại, vướng mắc liên quan đến thành lập Doanh nghiệp. Bravolaw sẽ tổng hợp và giải đáp các vướng mắc thường xuất hiện dưới bài viết sau:
Đối tượng không được thành lập Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, quy định các tổ chức, cá nhân sau đây không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định(trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác);
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn
Luật Doanh nghiệp không quy định số vốn điều lệ tối thiểu mà mỗi Doanh nghiệp cần có, trừ những ngành nghề đặc thù luật quy định vốn pháp định riêng:
STT | Ngành nghề kinh doanh | Vốn pháp định |
1 | Kinh doanh bất động sản | 20 tỷ đồng |
2 | Cho thuê lại lao động | Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam |
3 | Dịch vụ việc làm | Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính |
4 | Bán hàng đa cấp | 10 tỷ đồng |
5 | Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh | Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi |
6 | Môi giới chứng khoán | 25 tỷ |
7 | Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu | 30 tỷ |
8 | Kinh doanh hoạt động mua bán nợ | 100 tỷ |
… |
Ngoài chi phí về vốn điều lệ, bạn cần phải chuẩn bị chi phí để thuê mặt bằng, nhân viên, dịch vụ thành lập Doanh nghiệp, trang thiết bị,… phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh.
Thành lập công ty có cần bằng cấp không?
Theo Luật doanh nghiệp 2020, việc thành lập công ty có cần bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Cụ thể, pháp luật Việt Nam có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh là nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
- Nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện thì khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động không cần cung cấp bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay các yêu cầu khác của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cứ thế tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
- Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các loại sau:
– Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;
– Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu);
– Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện khác.
Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
Chi phí thành lập công ty bao gồm:
– Chi phí nộp hồ sơ: 100.000 đồng;
– Phí công bố thông tin công ty: 300.000 đồng;
– Phí mua chữ ký số (gói 1 năm): 1.500.000 – 2.000.000 đồng;
– Phí khắc dấu tròn công ty: 450.000 đồng;
– Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn: 1.000.000-3.000.000 đồng.
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty xin vui lòng liên hệ Luật Khánh Phong để được hướng dẫn tận tình về thủ tục thành lập công ty.
LUẬT KHÁNH PHONG
Hotline: 19006296
Email: luatkhanhphong@gmail.com