Điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp nhập khẩu ô tô

Căn cứ vào Nghị định 116/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/10/2017, quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô thì kể từ 01/01/2018, doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng đủ điều kiện thành lập công ty nhập khẩu ô tô theo quy định.

Bài viết mới:

Theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP thì các quy định về điều kiện thành lập công ty nhập khẩu ô tô có nhiều sự thay đổi.

Điều kiện thành lập công ty nhập khẩu ô tô

I. Quy định chung về kinh doanh nhập khẩu ô tô

  • Chỉ doanh nghiệp được thành lập hợp pháp có ngành nghề về kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
  • Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP;
  • Doanh nghiệp NK ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý NK ô tô;

II. Điều kiện thành lập công ty kinh doanh nhập khẩu ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
  • Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

III. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh ô tô nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

1. Thẩm quyền cấp Giấy phép KDNK Ô tô

Bộ Công Thương (BCT) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép KDNK Ô tô

Đơn đề nghị cấp Giấy phép KDNK ô tô (Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

Giấy CN ĐKDN/ Giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện NK ô tô quy định, cụ thể:

  • Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao.
  • Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

Mã ngành áp dụng khi thành lập công ty nhập khẩu ô tô

Tên ngành nghề Mã ngành
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác 4511
Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống) 4512
Đại lý ô tô và xe có động cơ khác 4513
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác 4520
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác 4530
Bán mô tô, xe máy 4541
Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy 4542
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy 4543
Cho thuê xe có động cơ 7710
Sản xuất mô tô, xe máy 3091
Hoạt động DV hỗ trợ KD khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: X-NK các mặt hàng công ty kinh doanh.

8299

Điều 28 Luật Thương mại năm 2005

3. Trình tự cấp Giấy phép KDNK Ô tô

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới BCT;

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, BCT có Văn bản yêu cầu doanh nghiệp tiến hành bổ sung đầy đủ thông tin, hoàn thiện theo đúng quy định;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép KDNK ô tô cho doanh nghiệp (Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

Trường hợp cần thiết, BCT thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, BCT xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Giấy phép KDNK ô tô cho doanh nghiệp, BCT trả lời bằng Văn bản và nêu rõ lý do.

Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại BCT hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

IV. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

1. Các trường hợp tạm dừng hiệu lực Giấy phép KDNK ô tô đã cấp cho doanh nghiệp

  • Không thực hiện trách nhiệm bảo hành, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu;
  • Không cung cấp, hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác tài liệu hướng dẫn sử dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này;
  • Không cung cấp sổ bảo hành, hoặc cung cấp điều kiện bảo hành thấp hơn so với điều kiện bảo hành theo quy định tại Nghị định này;
  • Không báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này sau khi đã được Bộ Công Thương đôn đốc, nhắc nhở bằng Văn bản.

Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy phép.

2. Các trường hợp thu hồi Giấy phép KDNK Ô tô đã cấp cho doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp trả lại Giấy phép KDNK ô tô đã được cấp;
  • Doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quy định của PL;
  • Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  • Doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác/ giả mạo hồ sơ để được cấp Giấy phép KDNK ô tô;
  • Doanh nghiệp cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép KDNK ô tô;
  • Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng quy định tại Nghị định này trong quá trình KDNK ô tô;
  • Doanh nghiệp không triển khai hoạt động kinh doanh trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép KDNK ô tô;
  • Doanh nghiệp không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

V. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy phép KDNK Ô tô

  • Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
  • Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng ô tô bằng tiếng Việt của doanh nghiệp SX, lắp ráp ô tô nước ngoài/ được dịch sang tiếng Việt từ tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp SX, lắp ráp ô tô nước ngoài;
  • Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng cho khách hàng của doanh nghiệp KDNK ô tô.
  • DN phải báo cáo BCT trước ngày 30 tháng 01 hàng năm về tình hình NK ô tô của năm trước đó.

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục Dịch vụ thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại website: https://luatkhanhphong.vn/ để biết thêm thông tin cần thiết.

Luật Khánh Phong Dịch Vụ Nhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện: Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí: Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Luật Khánh Phong và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ tại Luật Khánh Phong

  • Sẽ không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn miễn phí, chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Luật Khánh Phong Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

Hotline: 1900.6296

BÌNH LUẬN