Điều kiện Xin giấy phép kinh doanh Thực Phẩm Chức Năng

GIẤY PHÉP KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
GIẤY PHÉP KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

TƯ VẤN GIẤY PHÉP KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Kinh doanh thực phẩm chức năng là lĩnh vực khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cần thực hiện các thủ tục khá rờm rà để có giấy phép kinh doanh. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng thể về xin giấy phép kinh doanh thực phầm chức năng.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Để được kinh doanh thực phẩm chức năng cần đáp ứng để 3 điều kiện sau:

  • Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo;
  • Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Thủ tục kinh doanh thực phẩm chức năng

Thứ nhất:  Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó phải có ngành nghề khinh doanh thực phẩm chức năng. Hoặc doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì làm hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng . ( Tham khảo thủ tục thành lập doanh nghiệp và thay đổi ngành nghề kinh doanh)

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc

Thứ hai:Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm

Hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

Lưu ý: Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm chức năng, tuân thủ theo các yêu cầu sau:

Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng:

  • Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm;
  • Không bị ngập nước, đọng nước;
  • Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
  • Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác;
  • Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh;
  • Kết cấu nhà cửa các khu vực vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; xây dựng bằng vật liệu phù hợp, bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú;
  • Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh;
  • Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn;
  • Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại;
  • Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn;
  • Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực;
  • Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên;
  • Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người; có đủ nước sạch phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn;
  • Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT;
  • Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

 Yêu cầu đối với trang thiết bị dụng cụ:

  • Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở;
  • Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm;
  • Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm;
  • Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở)

Thủ tục: Nộp 01 bộ hồ sơ Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cụ thể như sau:

  • Thẩm xét hồ sơ:Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ
  • Thẩm định cơ sở:Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Với các nội dung: Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào biên bản.
  • Cấp Giấy chứng nhận: Nếu cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Nếu chưa đủ phải hoàn thiện lại cơ sở trong thời hạn không quá 60 ngày.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Thứ ba:Thủ tục cấp Giấy xác nhận công bốphù hợp quy định an toàn thực phẩm

Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh và các chỉ tiêu kim loai nặng). Trường hợp không có kết quả kiểm nghiệm này thì phải gửi mẫu kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam trong vòng 12 tháng;
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu nộp mẫu để thẩm định);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • 03 mẫu sản phẩm.

Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ nước ngoài:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh và các chỉ tiêu kim loai nặng) – Certificate of Analysis của nhà sản xuất được cấp bởi cơ quan kiểm định độc lập tại nước xuất xứ;

Chú ý: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.

  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu nộp mẫu để thẩm định);
  • Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau: GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) và Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • 03 mẫu sản phẩm.

Thủ tục: Nộp 02 bộ hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế

Thời hạn giải quyết:15 ngày làm việc

Khi có đầy đủ các loại Giấy tờ trên doanh nghiệp có thể kinh doanh thực phẩm chức năng theo quy định.

Có thể nói việc xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là một quá trình quá phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu sâu rộng pháp lý lĩnh vực này. Ngoài ra, thủ tục này còn khá nhiều thời gian.

Với những chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực này, Luật Khánh Phong cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng nhanh nhất với giá thành phải chăng. Nếu có bất kỳ vướng mắc trong lĩnh vực này. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Tổng đài tư vấn luật
Tổng đài tư vấn luật

LUẬT KHÁNH PHONG

Hotline 19006296

BÌNH LUẬN