Tư vấn Chuyển đổi Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội

Thành lập doanh nghiệp xã hội

TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

Hiện nay loại hình doanh nghiệp xã hội đang dần phổ biến. Từ khi xuất hiện đến nay loại hình này đã cho doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi trong kinh doanh. Luật Khánh Phong sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp xã hội bao gồm:

Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh – Luật Khánh Phong
  1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như ngày càng nâng cao những giá trị xã hội và môi trường sống của chúng ta, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra một khái niệm loại hình doanh nghiệp mới đó là Doanh nghiệp xã hội. Không có một định nghĩa cụ thể về Doanh nghiệp xã hội nhưng Theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

– Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp;

– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

  1. Doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp thông thường giống và khác nhau thế nào?

Giống nhau:

– Đều là doanh nghiệp hoạt động sinh lợi nhuận

– Đều được tổ chức dưới 4 loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần, Công ty TNHH (Một thành viên hoặc Từ hai thành viên trở lên), Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Hợp danh.

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác.

Khác nhau:

– Doanh nghiệp xã hội có tính chất hoạt động kinh doanh = giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường

– Doanh nghiệp xã hội phân phối lợi nhuận: Sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận để tái đầu tư, chứ không nhằm mục đích chia lợi nhuận cho các cổ đông/thành viên.

– Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoặc được nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

  1. Những điểm có lợi của Doanh nghiệp xã hội so với DN khác:

– Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận giữ lại

– Khoản tài trợ được tính vào chi phí cho Doanh nghiệp tài trợ

– Được tiếp nhận viên trợ phi chính phủ nước ngoài

– Tiếp nhận các tài trợ khác

  1. Cơ sở lý luận hoạt động kinh doanh:

Cơ sở lý luận hoạt động kinh doanh doanh nghiệp xã hội
Cơ sở lý luận hoạt động kinh doanh doanh nghiệp xã hội
  1. Đăng ký mới thành lập Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp:

– Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

– Hồ sơ đăng ký:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Biểu mẫu phụ lục Thông tư 20/2015/TT-BKH)

+ Điều lệ doanh nghiệp

+ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (Biểu mẫu phụ lục Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT)

Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội được lập theo mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây:

– Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.

– Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

– Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

– Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có).

–  Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

  1. Đăng ký chuyển thành Doanh nghiệp xã hội (Công khai Cam kết):

– Chuyển doanh nghiệp thành loại hình Doanh nghiệp xã hội (Công khai Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường):

+ Thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan Đăng ký kinh doanh.

– Chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội

+ Trình tự, thủ tục: tương tự như đăng ký Doanh nghiệp xã hội

+ Hồ sơ: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp+ Điều lệ) + Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường + Quyết định cho phép chuyển đổi của cơ quan đã cấp phép thành lập.

– Doanh nghiệp chuyển đổi tiếp tục kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

  1. Chuyển đổi doanh nghiệp xã hội thành Doanh nghiệp (Chấm dứt Cam kết)

Những trường hợp được chuyển đổi từ DNXH sang Doanh nghiệp thường:

– Hết hạn cam kết

– Mục tiêu xã hội, môi trường không còn nữa

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết

– Trường hợp khác: quyết định của doanh nghiệp, hoặc cơ quan có thẩm quyền

Điều kiện đáp ứng để chuyển đổi doanh nghiệp xã hội thành doanh nghiệp:

– Số dư tài trợ, viện trợ phải hoàn lại hoặc chuyển cho DNXH tương tự

– Vẫm đảm bảo thanh toán đủ nghĩa vụ tài sản sau khi xử lý số dư tài sản, tài trợ đã nhận

Trình tự, thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp xã hội thành loại hình doanh nghiệp bình thường:

– Thông báo với cơ quan ĐKKD trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có quyết định chấm dứt Cam kết.

– Tài liệu kèm theo: quyết định và thỏa thuận với cơ quan liên quan về xử lý số dư tài sản viện trợ, tài trợ đã nhận

  1. Tổ chức hoạt động của DNXH:

– Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của DNXH: chuyển nhượng cổ phần/vốn góp cho người khác nếu người nhận chuyển nhượng cam kết tiếp tục thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

– Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông đã ký tên trong Cam kết => thực hiện theo Điều 119 LDN 2014:

+ Chuyển nhượng cho những cổ đông sáng lập còn lại

+ Chỉ được chuyển nhượng cho người khác, nếu cổ đông sang lập còn lại không mua hoặc không mua hết

– Duy trì đúng nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký

– Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ:

+ Hoàn lại toàn bộ ưu đãi, viện trợ, tài trợ dành cho DNXH

+ Chủ DNTN, thành viên công ty, cổ đông đã ký tên trong cam kết và thành viên HĐQT liên đới chịu trách nhiệm hoàn lại ưu đãi, viện trợ, tài trợ và bồi thường thiệt hại phát sinh

– Nộp báo cáo đánh giá tác động xã hội, môi trường cho Sở Kế hoạch và đầu tư trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc tài chính (Biểu mẫu Báo cáo là Phụ lục Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT )

– Mọi cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cung cấp thông tin nói trên.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về Thành lập chuyển đổi doanh nghiệp xã hội vui lòng liên hệ:

Tổng đài tư vấn luật
Tổng đài tư vấn luật 19006296

Luật Khánh Phong

Hotline 19006296

BÌNH LUẬN