TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
Vai trò bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Giúp doanh nghiệp được đảm bảo sự độc quyền của mình đối với sản phẩm được bảo hộ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi sản phẩm được bảo hộ của họ bị làm nhái, sao chép…;
- Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái được sản xuất tràn lan, doanh nghiệp có những sản phẩm được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thành công sẽ là cơ sở để xử lý vi phạm đối với những trường hợp làm nhái, sao chép sản phẩm, giúp củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp;
- Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ngoài việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước những hành vi xâm phạm còn có thể là nguồn thu nhập thêm cho doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng cho người khác (hợp đồng li-xăng).
Vì tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng doanh nghiệp và nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục này, Chúng tôi tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau
Điều kiện bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng;
- Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp:
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được làm theo mẫu do Cục SHCN ban hành;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động);
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ
- Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ ( Bộ ảnh hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm)
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố đơn.
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ
Trình tự thực hiện:
- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là 05 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thêm 02 lần với mỗi lần gia hạn là 05 năm.
Như vậy, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
+ Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
+ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Có thể nói việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là thủ tục phức tạp, khó khăn và mất thời gian. Với những chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực này, Bravo cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nhanh nhất với giá thành phải chăng.
Luật Khánh Phong cung cấp cho Khách hàng dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
- Tư vấn điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp nào không được bảo hộ giúp khách hàng lựa chọn kiểu dáng công nghiệp phù hợp để đăng ký;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
- Thay mặt Khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
Quý khách cần tư vấn thêm về đăng ký kiểu dáng công nghiệp vui lòng liên hệ:
Luật Khánh Phong
Hotline: 19006296