Luật Khánh Phong

Dịch vụ công bố thực phẩm bổ sung nhanh, chi phí thấp

cong bo thuc pham bo sung

cong bo thuc pham bo sung

Thực phẩm bổ sung là gì?

Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

Cần làm gì để bán thực phẩm bổ sung ra thị trường?

Căn cứ theo nghị định 15/2018 quy định một số điều trong luật an toàn thực phẩm khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm thực phẩm bổ sung ra thị trường cần thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm bổ sung tại các cơ quan quản lý nhà nước.

Các sản phẩm thực phẩm bổ sung đủ điều kiện làm thủ tục tự công bố bao gồm:

-Các sản phẩm thực phẩm bổ sung đã qua chế biến bao gói sẵn,

-Thực phẩm không thuộc trường hợp: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng), thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

tu cong bo thuc pham bo sung

Hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị để tiến hành tự công bố thực phẩm bổ sung bao gồm:

Các bước doanh nghiệp cần tiến hành để thực hiện công bố thực phẩm bổ sung bao gồm:

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

 Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Dịch vụ công bố thực phẩm bổ sung do Luật Khánh Phong thực hiện sẽ giúp khách hàng toàn bộ các thủ tục hồ sơ, với báo giá chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng. Chúng tôi sẽ thực hiện toàn bộ các thủ tục như:

-Tư vấn pháp lý cho sản phẩm các thông tin như tên, thành phần, công dụng, cảnh báo, thông tin trên nhãn sản phẩm

-Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký.

-Lên chỉ tiêu và kiểm nghiệm sản phẩm cho khách hàng.

-Nộp hồ sơ và theo dõi xử lý các vấn đề phát sinh về hồ sơ cho khách hàng

-Nhận kết quả và thông báo cho khách hàng

Bên cạnh đó Luật Khánh Phong còn hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan như: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thực hiện dịch vụ công bố thực phẩm bổ sung nhanh chóng, chi phí thấp vui lòng liên hệ:

LUẬT KHÁNH PHONG

HOTLINE 19006296 – 0936 690 123

Exit mobile version