Hiện tại, dịch vụ nhà hàng ăn uống được xem là lĩnh vực thu hút đầu tư kinh doanh rất lớn vì nhu cầu ăn uống là không thể thiếu và lợi nhuận mà nó mang lại nhưng đây cũng là thị trường cạnh tranh gay gắt không những từ các thương hiệu trong nước mà đến từ các thương hiệu lớn của nước ngoài. Việc xây dựng một logo ấn tượng và khác biệt là phương thức giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, khẳng đinh thương hiệu của doanh nghiệp nhưng nếu doanh nghiệp không tiến hành đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó thì không thể ngăn chặn những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài viết mới:
- Đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay màu?
- Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Mới Nhất Năm 2020 Như Thế Nào?
- Dịch vụ đăng ký logo độc quyền đảm bảo thành công 100%
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu nhà hàng
Dịch vụ nhà hàng được xếp vào nhóm 43 theo bảng phân loại Nice như Nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống tự phục vụ, Dịch vụ quán cà phê, quán ăn tự phục vụ, Dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống do nhà hàng thực hiện,
Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Vì vậy, Qúy khách hàng cần cung cấp Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ dự định tra cứu và đăng ký để biết chính xác chi phí thực hiện.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhà hàng
Tra cứu nhãn hiệu nhà hàng
Sau khi xác định được nhóm dịch vụ cần đăng ký, doanh nghiệp nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu dự định đăng ký so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, từ đó xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không và có phương án sửa đổi.
- Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Luật Khánh Phong sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho Qúy khách hàng trong vòng 01 ngày kể từ ngày được cung cấp mẫu nhãn hiệu.
- Tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Công ty Luật Khánh Phong: Bước tra cứu này sẽ xác định được khả năng bảo hộ cao nhất của nhãn hiệu dự định đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm); tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền cho Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Khánh Phong thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Quá trình thực hiện đăng ký
Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: 09 tháng -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Qúy khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện sở hữu trí tuệ Luật Khánh Phong thì nội dung đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
- Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho Qúy khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Với bài viết Đăng ký nhãn hiệu cho nhà hàng, Luật Khánh Phong mong rằng giúp ích được cho bạn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ với Bravolaw qua Hotline: 1900.6296 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.