Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi và hỗ trợ điều trị bệnh, vì vậy mà được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng là một ngành có thể đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên vì yêu cầu khắt khe việc áp dụng hệ thống GMP trong sản xuất nên không phải nhà máy nào cũng có điều kiện áp dụng. Hiện nay doanh nghiệp có thể thuê gia công nhà máy để sản xuất thực phẩm chức năng, vậy cơ sở nào được gia công thực phẩm chức năng và quy định về công bố thực phẩm như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau.
LỢI THẾ KHI CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TẠI LUẬT KHÁNH PHONG
Bravolaw là đơn vị hỗ trợ pháp lý hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho các Doanh nghiệp trên khắp cả nước. Trong hoạt động công bố chất lượng quý khách chọn dịch vụ tại Bravolaw sẽ được tư vấn chính xác, thời gian thực hiện thủ tục nhanh và chi phí thấp.
– Hỗ trợ trọn gói dịch vụ: Quý khách chỉ cần gửi mẫu cho Bravolaw, chúng tôi sẽ hoàn tất những thủ tục và chuyển giao đầy đủ hồ sơ và kết quả công bố.
– Thời gian nhanh nhất: Thời gian thực hiện công bố còn có thể rút ngắn tùy thuộc vào việc gửi mẫu cho Bravolaw và thông tin, hồ sơ ban đầu cung cấp đầy đủ.
– Chi phí hợp lý nhất: Giá dịch vụ công bố thấp nhất vì tối ưu được các công đoạn từ đầu cho đến kết quả cuối cùng.
– Hỗ trợ khách hàng nhanh nhất: Bravolaw có đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình và luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nhanh nhất.
NGUYÊN TẮC, QUY ĐỊNH GMP THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ VIỆC ÁP DỤNG GMP ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG NƯỚC
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước phải đáp ứng điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và tuân thủ các nguyên tắc, quy định về GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đây:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được sản xuất phù hợp với mục đích sử dụng, tuân theo các quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, an toàn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Cơ sở sản xuất phải có hệ thống bảo đảm chất lượng được xây dựng, thiết kế toàn diện kết hợp với Thực hành sản xuất tốt và kiểm soát chất lượng hướng đến mục tiêu chất lượng đề ra. Hệ thống bảo đảm chất lượng phải được xây dựng thành bộ văn bản hoàn chỉnh với các nguồn lực thực thi bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nhân lực đầy đủ, phù hợp để đảm bảo hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả;
Phải có đủ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và phù hợp với vị trí được giao. Nhân viên tại các vị trí của cơ sở sản xuất phải được đào tạo và định kỳ đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản của GMP và các công việc chuyên môn đang đảm trách;
Nhà xưởng và trang thiết bị sản xuất phải được quy hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với các hoạt động sản xuất. Bố trí mặt bằng và thiết kế của nhà xưởng phải nhằm mục đích giảm thiểu tối đa các nguy cơ và bảo đảm làm vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng có hiệu quả để tránh nhiễm chéo, tích tụ bụi, rác và bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm;
Việc vệ sinh phải được thực hiện và duy trì ở mức độ cao trong tất cả các hoạt động của quá trình sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe với phạm vi bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh thiết bị, dụng cụ và bất kỳ yếu tố nào có nguy cơ trở thành nguồn ô nhiễm đối với sản phẩm;
Phải thiết lập được hệ thống hồ sơ tài liệu với thông tin rõ ràng, chính xác, bao gồm các quy trình, tiêu chuẩn, công thức sản xuất, hướng dẫn pha chế, hướng dẫn đóng gói và hồ sơ ghi chép những kết quả đã thực hiện về các hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng, theo dõi sản phẩm trong quá trình lưu thông và các vấn đề liên quan đến GMP, cho phép truy xuất lịch sử của lô sản phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu ban đầu đến khi phân phối thành phẩm.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
– Chuẩn bị hồ sơ. Người nộp chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định trên. Người nộp có thể là tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng hoặc người được ủy quyền.
– Nộp hồ sơ tại Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh, thành phố.
– Đăng thông tin công bố sản phẩm. Sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ chấp nhận hồ sơ hợp lệ, sẽ ra thông báo đăng thông tin sản phẩm như đã công bố lên Cổng thông tin về an toàn thực phẩm.
– Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố tại trụ sở đăng ký kinh doanh và thực hiện kinh doanh sản phẩm như đã công bố.
Hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu
– Bản tự công bố thực phẩm;
– Bản thông tin chi tiết cụ thể về sản phẩm
– Kết quả kiểm nghiệm còn hiệu lực
– Mẫu nhãn sản phẩm
– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao)
– Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
– Hợp đồng gia công với nhà máy
– Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt GMP của nhà máy gia công
Cơ quan có thẩm quyền: Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
Trên đây, Luật Khánh Phong đã chia sẻ đến bạn những thông tin về điều kiện của cơ sở gia công thực phẩm chức năng, nếu thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006296 để được tư vấn nhanh chóng.