Cách thức xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với sữa bột công thức là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa bột tại thị trường Việt Nam quan tâm, do những yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng sữa bột khá phức tạp. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện công bố sản phẩm, Luật Khánh Phong sẽ giúp quý khách hàng có thể dễ dàng xây dựng chỉ tiêu một cách an toàn, dễ dàng, đúng pháp luật.
Bài viết mới:
- 5 Bước tự công bố thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Những lưu ý vệ sinh an toàn thực phẩm, Doanh nghiệp cần biết để tránh bị xử phạt
Tại sao cần phải xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm với sữa bột công thức?
Trên thị trường sữa bột Việt Nam hiện nay, rất nhiều thương hiệu sản phẩm sữa bột công thức uy tín như: Nan, Meiji, Similac… các sản phẩm bột này trước khi được lưu hành tại thị trường Việt nam đều cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.
Sữa bột công thức là sữa bột dành riêng cho trẻ em từ dưới 12 tháng tuổi. Sữa bột nhằm mục đích giúp đỡ các bà mẹ thiếu sữa hoặc có nhưng vì nhiều lý do mà cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong quá trình sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm với sữa bột công thức, đảm bảo an toàn, hạn chế các rủi ro xảy ra đối với đối với người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
Cách thức xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với sữa bột công thức
Việc thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm có vai trò quan trọng như đã được nói đến ở trên, để có thể xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm nhanh chóng các bước thực hiện sẽ cụ thể như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải xem xét đến bảng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sữa được nhà sản xuất cung cấp trên nhãn của sản phẩm. Các thành phần dinh dưỡng chủ yếu phải kiểm nghiệm là các Vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng khác; Từng sản phẩm cụ thể sẽ có chỉ tiêu kiểm nghiệm sẽ khác nhau.
Bước 2: Mặc dù đối với sản phẩm sữa công thức Bộ Y Tế cụ thể các quy định thông qua việc đã ban hành QCVN 11-1:2012/BYT, nhưng thực tế các sản phẩm sữa công thức được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam hiện nay, chưa đáp ứng và đảm bảo được hoàn toàn các chỉ tiêu quy định tại QCVN 11-1:2012/BYT.
Chính vì vậy quý khách hàng cần lưu ý xem xét các quy định khác, để có thể kiểm tra sản phẩm của doanh nghiệp mình, cần thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu về: độc tố vi nấm, kim loại nặng…Vì vậy, Các sản phẩm sữa bột nhập khẩu sẽ được thực hiện kiểm nghiệm theo quy định về thực phẩm bổ sung.
Bước 3: Ngoài ra, các sản phẩm sữa công thức cần phải kiểm nghiệm về các chỉ tiêu về hàm lượng các hóa chất không mong muốn như: Aflatoxin, dư lượng các chất kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…. để xác định được các chỉ tiêu cần thực hiện kiểm nghiệm, các bạn lưu ý xem xét nguồn gốc của sản phẩm như: từ nguồn sữa bò, hay từ nguồn đậu nành, hay từ nguyên liệu sữa hữu cơ… với mỗi nguồn gốc khác nhau cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu hàm lượng hóa chất không mong muốn sẽ khác nhau.
Luật Khánh Phong xin cung cấp, chia sẻ cho Quý khách hàng một số chỉ tiêu để có thể kiểm nghiệm đối với sản phẩm sữa công thức như sau:
- Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Vitamin, Vitamin B1, B2, B3, B6, A , C, D, E, Acid Folic…;
- Các khoáng chất như: Ca, Fe, Mg, I, P,…
- Các chỉ tiêu khác như: Độ ẩm, tro tổng, …
- Các chỉ tiêu vinh sinh vật như: Salmonella; Enterobacter sakazakii; Enterobacteriaceae; Bacillus cereus giả định.
- Các chỉ tiêu kim loại nặng: Pb; Sn,Cd…
- Hàm lượng hóa chất không mong muốn như:Aflatoxin M1; Melamine; Aflatoxin tổng số;
- Một số chỉ tiêu khác phụ thuộc vào gốc của sữa tủy loại như bò, đậu nành, sữa hữu cơ….
Bước 4: Lựa chọn phòng tiêu chuẩn Lab uy tín nhằm đảm bảo việc thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất. Bởi không phải đơn vị nào cũng có đủ chức năng kiểm nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng thành phẩm, nhất là đối với sản phẩm sữa bột. Hạn chế cũng như tránh tình trạng yêu cầu kiểm bổ sung, gây mất thời gian và tiền bạc đối với thủ tục công bố thực phẩm.
Những sản phẩm có kiểm nghiệm từ nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ được Bộ y tế Việt Nam thừa nhận, nếu thiếu các chỉ tiêu thì doanh nghiệp chỉ cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu còn thiếu, chứ không cần phải kiểm nghiệm lại toàn bộ chỉ tiêu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều đó có nghĩa nếu như kết quả hai phiếu kiểm nghiệm của hai trung tâm kiểm nghiệm khác nhau cho cùng một sản phẩm vẫn được công nhận.
Chú ý: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ các kết quả đối chiếu với các chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng mà nhà sản xuất thể hiện trên nhãn chính. Kết quả trên phiếu kiểm nghiệm tối thiểu phải đạt ít nhất là: 80 % giá trị trên nhãn đồng thời chênh lệch sẽ chỉ nằm trong khoảng sai số cho phép.
Trên đây là cách thức xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với sữa bột công thức mà Luật Khánh Phong đã gợi ý, chia sẻ. Để có thể đảm bảo thực hiện chính xác tính hợp lý cũng như khắc phục được các hạn chế khó khăn về thời gian, chi phí pháp lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Khánh Phong để được chúng tôi tư vấn và cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm chuyên nghiệp, uy tín nhất.
Liên hệ ngay 19006296 để được tư vấn và báo phí.