Luật Khánh Phong

Các bước Đăng ký logo cục Sở hữu trí tuệ

Đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ, được hiểu là đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo ngôn ngữ pháp lý. Cơ quan cấp giấy chứng nhận, ghi nhận cho việc bảo hộ nhãn hiệu, logo là Cục sở hữu trí tuệ

Các bước Đăng ký logo cục Sở hữu trí tuệ

Với tư cách là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Luật Khánh Phong tư vấn và cung cấp dịch vụ về sở hữu công nghiệp. Trong thời gian qua, chúng tôi thường xuyên nhận được những băn khoăn của Quý khách hàng về thủ tục đăng ký logo. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi thực hiện bài viết giúp Quý khách hiểu rõ hơn về các bước đăng ký logo Cục Sở hữu trí tuệ.

Bài viết mới:

Thế nào là đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ?

Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan cấp giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu, ghi nhận việc bảo hộ của nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) trên cơ sở người nộp đơn nộp đơn đăng ký logo kèm theo yêu cầu bảo hộ trong lĩnh vực tương ứng.

Hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng không phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nhãn hiệu thông qua việc đăng ký. Ở Việt Nam, quan điểm mà doanh nghiệp đưa ra là khi đã phát triển, ổn định kinh doanh với sản phẩm đó rồi, họ mới tiến hành đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không lường trước được rằng, logo đó đã có một bên thứ ba khác đăng ký trước hoặc đã được cấp bằng độc quyền cho cùng hoặc tương tự với dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh của họ.

Đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ, được hiểu là đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo ngôn ngữ pháp lý. Cơ quan cấp giấy chứng nhận, ghi nhận cho việc bảo hộ nhãn hiệu, logo là Cục sở hữu trí tuệ.

Các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ

Để đảm bảo cho việc đăng ký nhanh chóng và có hiệu quả, các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định cách thức thể hiện và tra cứu khả năng đăng ký của logo:

Xác định logo để thiết kế và tra cứu khả năng đăng ký là khâu quan trọng đầu tiên khi đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, logo khi đăng ký có thể bao gồm chữ, hình hoặc kết hợp cả hình và chữ. Chủ sở hữu có thể không thiết kế hoặc thiết kế để tạo nên các dấu hiệu đặc trưng cho logo của mình, dễ phân biệt với các bên khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.

Sau khi thiết kế, chủ sở hữu nên tiến hành tra cứu logo trước khi nộp đơn đăng ký để tránh việc trùng lặp, tương tự với các bên đã tiến hành đăng ký trước đó. Việc tra cứu không chỉ tra cứu trên trang dữ liệu Iplib (http://iplib.noip.gov.vn) mà còn cần tra cứu chuyên sâu trên các hệ thống dữ liệu quốc tế khác để nâng cao khả năng đăng ký nhãn hiệu một cách tối ưu nhất. Dữ liệu tra cứu tại http://iplib.noip.gov.vn là dữ liệu mở, tất cả các bên có liên quan đều có thể tra cứu, tuy nhiên, do quy trình của Cục sở hữu trí tuệ, việc cập nhật dữ liệu này không thường xuyên mà khoảng 3, 4 tháng các dữ liệu này mới được cập nhật, nên dữ liệu tra cứu tại website này không thực sự chuẩn xác mà chỉ mang tính chất tham khảo.

Do vậy, chủ sở hữu cần thông qua đơn vị đại diện có kiến thức chuyên môn, đã hoạt động lâu dài để được tư vấn và thực hiện tra cứu đảm bảo nhất, tránh việc đầu tư vào đăng ký nhưng kết quả cuối cùng nhãn hiệu, logo lại không được Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận bảo hộ.

Bước 2: Xác định lĩnh vực muốn độc quyền và phân loại lĩnh vực đó:

Xác định lĩnh vực muốn độc quyền là việc xác định phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu trong lĩnh vực mà chủ sở hữu đang hoạt động hoặc hướng tới. Lĩnh vực muốn độc quyền này không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp hoạt động hiện tại mà còn có thể ở những lĩnh vực tương lai doanh nghiệp muốn đầu tư. Theo đó, chủ sở hữu nên cân nhắc việc đăng ký trong phạm vi rộng, do việc bổ sung phạm vi bảo hộ nhãn hiệu không được thực hiện như bổ sung ngành nghề kinh doanh mà phải thông qua thủ tục nộp đơn mới hoàn toàn, nếu việc phạm vi sản phẩm, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ không thuộc cùng một lần đăng ký.

Việc phân loại lĩnh vực độc quyền, sản phẩm, dịch vụ đăng ký được phân loại chi tiết, và được cập nhật theo từng năm theo bảng phân loại quốc tế (Thỏa ước Nice). Chủ sở hữu nên tham khảo hoặc tìm đến các đại diện sở hữu trí tuệ để được tư vấn về lĩnh vực đăng ký độc quyền này, tránh việc phân loại sai hoặc thiếu dẫn tới việc không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình.

Bước 3: Xác định chủ sở hữu đăng ký nên là công ty hay cá nhân:

Đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nên xác định rõ chủ thể đứng tên đăng ký là cá nhân hay công ty. Nói chung, bất kì người nào có ý định sử dụng nhãn hiệu hoặc cho phép người thứ ba sử dụng đều có thể nộp đơn đăng ký. Người đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân mà không có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên.

Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý rằng, nếu chưa thành lập doanh nghiệp nhưng chủ sở hữu muốn nhanh chóng xác lập quyền và đảm bảo quyền ưu tiên cho việc đăng ký, chủ sở hữu có thể đăng ký với danh nghĩa là cá nhân, tránh việc có bên khác đăng ký trước sẽ bị mất quyền ưu tiên trong việc nộp đơn đăng ký.

Bước 4: Ủy quyền thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp:

Việc ủy quyền đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ là cần thiết, bởi lẽ đại diện sở hữu công nghiệp là đơn vị thực hiện chuyên nghiệp, được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và được pháp luật quy định chặt chẽ trong cách thức hoạt động và làm việc giữa khách hàng và cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo về quyền lợi khi đăng ký logo thông qua các tổ chức này như: tư vấn khả năng đăng ký nhãn hiệu; nộp và theo dõi tình trạng đơn; xử lý đơn khi có vướng mắc về mặt hình thức hoặc nội dung khi Cục sở hữu trí tuệ thẩm định nhãn hiệu. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có vướng mắc liên quan đến quyền sở hữu logo, nhãn hiệu của mình, với các kinh nghiệm về pháp lý hoặc thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin cậy với các nội dung tư vấn mà đơn vị đại diện này đưa ra.

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký và chờ kết quả thẩm định:

Khi ủy quyền thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để nộp đơn đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp chỉ cần đợi kết quả và nhận các thông tin cập nhật về tình trạng đơn đăng ký. Theo đó, doanh nghiệp không cần phải ký bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài giấy ủy quyền cho các tổ chức đại diện này.

Ở giai đoạn nhận kết quả thẩm định nội dung, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận độc quyền cho nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký trong trường hợp nhãn hiệu đủ điều kiện được ghi nhận bảo hộ.

Hiện nay, tình trạng xử lý đơn đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ hiện nay kéo dài từ 18-20 tháng do số lượng đơn thẩm định bị quá tải. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể an tâm về việc xử lý hoặc cập nhật thông tin về tình trạng đơn của mình, không cần phải lo lắng về việc thất lạc các giấy tờ hoặc thông tin từ Cục sở hữu trí tuệ gửi tới, do chúng tôi luôn theo dõi và sát sao đối với từng đơn đăng ký nhãn hiệu của khách hàng.

Thời gian đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ

Thời gian đăng ký logo theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ là khoảng 12 tháng, bao gồm 3 giai đoạn thẩm định: thẩm định hình thức, đăng công báo và thẩm định nội dung.

Tuy nhiên, do số lượng đơn thẩm định tại Cục đang ngày càng nhiều, nên thời gian thẩm định thực tế thường kéo dài hơn so với quy định, theo đó, thời gian thẩm định thường là 20-26 tháng kể từ ngày logo được nộp đơn vào Cục sở hữu trí tuệ.

Kết quả thẩm định nội dung sau 20-26 tháng này sẽ xác định được nhãn hiệu có được chấp thuận bảo hộ hay không được chấp thuận bảo hộ.

Thời hạn bảo hộ và phạm vi bảo hộ

Logo khi đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ là 10 năm, chủ sở hữu có thể tiến hành gia hạn nhiều lần liên tiếp, đến khi không còn nhu cầu sử dụng và có thể chuyển nhượng cho một bên khác thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Phạm vi bảo hộ của logo khi được chấp thuận bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ là trong phạm vi quốc gia đã đăng ký. Nếu chủ sở hữu muốn được bảo hộ tại quốc gia nào, chủ sở hữu cần nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn thông qua thỏa ước quốc tế mà Việt Nam và quốc gia đó là thành viên.

Trên đây là các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ mà chúng tôi đưa ra để doanh nghiệp hiểu và cân nhắc trước khi quyết định đăng ký logo, đảm bảo quyền lợi chính đáng của chính mình với tài sản trí tuệ đang được các doanh nghiệp khác và xã hội quan tâm đến.

Luật Khánh Phong hỗ trợ đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ trọn gói

Để tiết kiệm thời gian thực hiện các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ trên đây, Luật Khánh Phong đem đến cho các khách hàng một giải pháp tối ưu – đó chính là dịch vụ đăng ký logo A-Z, tức là toàn bộ các bước từ tìm hiểu pháp luật, thiết kế nhãn hiệu, tra cứu, soạn và nộp hồ sơ cho đến khi nhận kết quả đều được chúng tôi hỗ trợ. Khi thực hiện dịch vụ, chúng tôi đảm bảo các yếu tố:

– Nhanh chóng: tức là thời gian thực hiện các bước trước khi nộp hồ sơ được thực hiện nhanh chóng, cẩn trọng đảm bảo hạn chế phát sinh thêm thời gian xử lý vướng mắc trong quá trình xử lý, thẩm định hồ sơ. Thực tế, do nguyên nhân khách quan là số lượng đơn mà Cục Sở hữu trí tuệ phải tiếp nhận rất lớn nên không tránh khỏi thời gian thẩm định bị kéo dài. Tuy vậy, khi hồ sơ được soạn và nộp bởi Luật Khánh Phong chúng tôi sẽ hạn chế được các vấn đề như hồ sơ bị soạn sai, không đầy đủ, không xác định đúng các khoản phí, lệ phí cũng như logo đăng ký bị trùng, bị đánh giá là gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã nộp đơn hợp lệ trước đó;

– Chất lượng: mỗi khâu trong các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ được đảm bảo hiệu quả bởi các luật sư, chuyên viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Thực tế, các khách hàng đến với chúng tôi đều bị thuyết phục tuyệt đối bởi chất lượng dịch vụ.

Chi phí dịch vụ hợp lý: phù hợp với nhu cầu, khối lượng công việc mà Quý khách hàng mong muốn, không tồn tại ẩn phí, đi kèm với nhiều ưu đãi sau đăng ký chắc chắn sẽ khiến khách hàng hài lòng.

Mọi thông tin thắc mắc (nếu có) về các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ, Quý vị vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900.6296 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Exit mobile version