7 lợi thế khi thành lập doanh nghiệp trong năm nay

Cuối năm 2019, đầu năm 2020 đánh dấu nhiều thay đổi về thủ tục thành lập doanh nghiệp, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Do đó, theo Luật Doanh nghiệp mới nhất và các văn bản liên quan, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp mới thành lập được hưởng lợi.

7 lợi thế khi thành lập doanh nghiệp trong năm nay
7 lợi thế khi thành lập doanh nghiệp trong năm nay

Bài viết mới:

1. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp giảm 1 nửa

Trong nhiều năm trở lại đây, Bộ Tài chính duy trì mức lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp 200.000 đồng/lần. Từ ngày 20/01/2018, mức lệ phí nêu trên sẽ giảm một nửa; chỉ còn 100.000 đồng/lần (Thông tư 130/2017/TT-BTC).

Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu từ ngày 20/01/2018 (Thông tư 130/2017/TT-BTC).

2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp được đơn giản hóa

Khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ không còn phải nộp Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

Trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, các thông tin về “Địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ được thay thế bằng một thông tin duy nhất: Số định danh cá nhân.

Phương án đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp nêu trên đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 136/NQ-CP.

3. Không còn phải nộp tờ khai mẫu 06/GTGT

Trước đây, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp mới thành lập phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế để đăng ký áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Trường hợp không gửi mẫu 06/GTGT thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Tuy nhiên, tại Thông tư 93/2017/TT-BTC, Bộ Tài chính đã bỏ quy định nêu trên. Thông tư 93/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/11/2017. Do đó, các doanh nghiệp mới thành lập từ thời điểm này sẽ không phải nộp tờ khai mẫu 06/GTGT.

4. Hưởng nhiều ưu đãi từ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 01/01/2018, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 chính thức có hiệu lực. Theo đó, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được thành lập và cả những doanh nghiệp thành lập mới từ thời điểm này sẽ được hưởng hàng loạt chính sách hỗ trợ, ưu đãi.

Cụ thể như, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, thuế, kế toán, mặt bằng sản xuất, phát triển nhân lực… Riêng hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm…

5. Thời gian cấp GCN đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 3 ngày

Luật Doanh nghiệp mới nhất quy định, hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem xét, giải quyết chỉ trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trước đó, tại Luật Doanh nghiệp 2005, thời gian xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc. Đây cũng là một lợi thế đối với tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp 2018.

Trên thực tế, thống kê từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, thời gian xử lý trung bình của một hồ sơ đăng ký kinh doanh hiện nay chỉ còn 2,9 ngày; thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp là 2,05 ngày. Việc rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để nhanh chóng bước vào sản xuất, kinh doanh.

6. Doanh nghiệp được giao quyền tự chủ về con dấu

Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp 2020 cần lưu ý, theo Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Tuy nhiên, phải đảm bảo các thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp phải có trên con dấu; trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định nêu trên, con dấu doanh nghiệp không còn là điều bắt buộc, mang giá trị pháp lý như trước mà chỉ mang tính chất nhận diện doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tin tưởng nhau khi ký kết, thực hiện giao dịch.

7. Doanh nghiệp được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được xác lập khi tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ và được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cấp văn bằng xác nhận quyền sở hữu đó có thời hạn bảo hộ nhất định. Tài sản trí tuệ sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu sẽ được coi là tài sản vô hình có giá trị và được pháp luật chấp nhận.

Tại Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài các tài sản thông thường như đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, cá nhân, tổ chức được sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ được dùng để góp vốn bao gồm: Quyền tác giả; Quyền liên quan đến quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định.

BÌNH LUẬN